Có tên gọi chùa bà mụ nhưng hiện tại chỉ còn lại cổng tam quan nên du khách đến đây cũng không có chính điện để lễ bái như các ngôi chùa khác. Dù vậy cổng chùa bà mụ và quang cảnh xung quanh lại rất phù hợp để bạn thực hiện các bộ ảnh đẹp về Hội An, đặc biệt là với cổ phục.
Đây là một trong những kiến trúc cổ xưa nhất hội an được biết tới ngày nay. Trải qua vài trăm năm lịch sử, tên gọi, công trình và ngay cả địa điểm ban đầu của chùa bà mụ cũng đã thay đổi.
Để biết rõ hơn về lịch sử chùa bà mụ, hãy xem tiếp dưới đây nhé.
Có giá trị, ý nghĩa quan trọng như chùa cầu và hội quán phúc kiến nhưng chùa bà mụ lại ít nổi bật hơn, do công trình chỉ còn một phần. Nhưng từ khi hoàn tất trùng tu năm 2018, chùa bà mụ đã thu hút đông du khách đến tham quan, tìm hiểu lịch sử và chụp hình.
Vị trí chùa bà mụ hiện tại là một khu đất rộng, rất thoáng và nằm ngay trong phố đi bộ, nên rất thuận tiện để di chuyển.
- Từ chùa cầu đến chùa bà mụ : Sau khi tham quan chùa cầu, nơi được coi là biểu tượng Hội An, bạn dễ dàng đi bộ đến Chùa Bà Mụ. Trước tiên hãy đi ngược về đường Trần Phú, khoảng 30m rồi rẽ trái sang đường Hai Bà Trưng, đi tiếp 150m, chùa bà mụ ở số 675 bên phải bạn.
- Từ hội quán phúc kiến đến chùa bà mụ : Đi theo hướng chùa cầu khoảng 300m, rồi rẽ phải vào đường Hai Bà Trưng, đi tiếp 150m, chùa bà mụ ở phía bên phải bạn.
>> Cơm chay Rơm hội an
Công chùa bà mụ không nằm ở mặt đường mà lui vào trong khoảng mấy chục m, bạn cần chú ý khi đi qua bởi có nhiều hàng quán mặt đường có thể che mất tầm nhìn.
Để có hình chụp đẹp tại chùa bà mụ, 2 yếu tố bạn cần biết là thời gian và trang phục.
Trang phục : Mặc dù không có hoạt động lễ bái ở chùa bà mụ nhưng bạn cũng không nên mặc đồ kiệm vải. Chùa bà mụ, có họa tiết trang trí cổ xưa, nhưng màu sắc rực rỡ, nên bạn có thể chụp ở đây với trang phục hiện đại hoặc cổ phục đều được. Nhưng đẹp nhất vẫn là các cổ phục xưa, áo dài.
Nếu không có sẵn các trang phụ phù hợp để chụp hình ở chùa bà mụ nói riêng và phố cổ hội an nói chung, bạn có thể dễ dàng thuê trang phục tại các cửa hàng ngay trong phố cổ.
Chụp trước hồ nước sẽ lấy được toàn cảnh chùa bà mụ
Thời gian : Bạn có thể đến chùa bà mụ cả ngày, và ở đây miễn phí, không thu vé tham quan. Tuy nhiên để có thể chụp hình đẹp bạn nên đến vào buổi sáng sớm khi không gian còn tĩnh lặng hoặc khi hoàng hôn. Ánh sáng mặt trời phản chiếu trên hồ nước trước chùa, kết hợp với các hoa văn đẹp mặt trên cổng tam quan chắc chắn sẽ cho bạn bộ ảnh ưng ý.
Bạn có thể đến chụp vào sáng sớm khoảng tước 9h sáng
Hoặc buổi chiều đều sẽ có những tấm hình chất lượng
Di tích chùa bà mụ đã xuất hiện từ 500 năm trước với tên gọi, vị trí, quy mô hoàn toàn khác hiện tại.
Nguồn gốc xa xưa của chùa bà mụ có tên Cẩm Hải nhị cung, được xây dựng vào năm 1626 tại vùng đất bằng phẳng, màu mỡ phù sa giáp ranh giữa hai xã Cẩm Phô và Thanh Hà. Di tích gắn liền với câu chuyện kể về người phụ nữ Lê Thị Ngọc Thanh, được Ngọc Hoàng Thượng Đế sai xuống giúp đỡ người trần gian, khi bà xong việc, nhà trời lấy bà về… Để tỏ lòng biết ơn bà, dân làng Minh Hương lập Cẩm Hải nhị cung thờ. Sau này, Cẩm Hải nhị cung được chuyển về vị trí hiện tại là số 675 đường Hai Bà Trưng.
>> Giá vé show ký ức hội an
Sau khi được xây dựng lại ở vị trí mới Cẩm Hải nhị có cụm kiến trúc gồm cổng tam quan với bốn gian nhà bề thế đứng sau một khu đất khá rộng.
Cẩm Hải nhị cung được chia thành hai bên thờ tự riêng biệt, bên tả được gọi là Cẩm Hà cung, còn gọi Cẩm Hà môn, thờ Bảo Sanh Đại Đế và 36 vị tướng được phong thần, bên hữu là Hải Bình cung (Hải Bình môn) thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và 12 bà mụ. Không chỉ người dân làng Minh Hương mà nhiều người làng phụ cận thường xuyên lui tới Cẩm Hải nhị cung hương khói cho các vị thánh thần và 12 bà mụ nên lâu dần cái tên Cẩm Hải nhị cung ít được gọi nữa mà thay vào đó cái tên khác là chùa Bà Mụ.
Trải qua nhiều biến cố lịch sử dù được trùng tu nhiều lần song đến nay chùa bà mụ chỉ còn lại được cổng tam quan.
- Các năm 1848, 1922, chùa Bà Mụ được sửa chữa, trùng tu do thời gian tàn phá hư hỏng khá nặng nề. Tấm bia đá lập sau khi sửa chữa năm 1922 hiện nay đặt trong nhà bia trước sân chùa Quan Âm (Minh Hương Phật tự) ghi: “Cảnh hai cung càng thấy mỹ quan đủ thấy khí hùng tráng phong từ văn hóa trong làng. Khách bác cổ Âu, Á đến du lãm chẳng ai là không khen, chụp ảnh cho là kiến trúc đẹp nhất Quảng Nam.
- Năm 1930, Viện Viễn Đông bác cổ của Pháp đã quyết định đưa chùa Bà Mụ vào danh sách “cổ tích liệt hạng” cùng với hai công trình kiến trúc khác là chùa Cầu và Hội quán Triều Châu. Chùa Bà Mụ cứ thế lặng trầm, miên man theo dòng chảy bất tận của thời gian cùng với những nếp nhà, cổng ngõ phủ dày rêu xanh qua hàng trăm năm của phố cổ Hội An.
- Năm 1965, bốn gian nhà lâu đời của chùa Bà Mụ bị đổ nát, chỉ còn cái cổng tam quan trong tình trạng xuống cấp, hư hỏng.
- Năm 2016, chính quyền thành phố Hội An đã đầu tư gần 12 tỷ đồng để tôn tạo Tam quan chùa Bà Mụ.
- Tháng 12-2018 hoàn thành, ngoài việc trùng tu cổng tam quan theo đúng nguyên trạng xa xưa, khuôn viên di tích còn có nhiều hạng mục khác như hồ sen, cây xanh, thảm cỏ, lối dành cho người đi dạo tham quan, điện chiếu sáng, thoát nước.
Khám phá lịch sử, văn hóa hội an tại di tích chùa bà mụ
>> Tái hiện lịch sử hội an với show ký ức hội an
Chùa Bà Mụ là một điểm đến không chỉ nổi bật là nơi chụp hình đẹp trong phố cổ mà còn có giá trị văn hóa, lịch sử to lớn. Với vẻ đẹp kiến trúc độc đáo và không gian yên bình, nơi đây sẽ mang lại cho du khách những trải nghiệm khó quên.
>> Hãy cùng khám phá Ký Ức Hội An <<
Giám Giá Ngay Khi Mua Vé qua Hotline :
-- 0904570789 ---
Công viên văn hoá chủ đề Ấn Tượng Hội An
200 Nguyễn Tri Phuơng rẽ trái, P.Cẩm Nam, TP.Hội An
web: antuonghoian.com.vn