Phố cổ hội an có hàng trăm kiến trúc cổ, mà chùa phúc kiến là một trong số các công trình tiêu biểu đã được xây dựng từ hơn 300 năm trước bởi cộng đồng người Hoa. Chùa phúc kiến được đánh giá cao về kiến trúc, ý nghĩa văn hóa cũng như sự bảo tồn rất tốt dù đã trải qua vài thế kỷ.
Tên gọi chính thức là Hội quán phúc kiến, tuy nhiên nơi đây thờ cả quan thế âm bồ tát lại có thiết kế tương đồng với các ngôi chùa nên còn được gọi là Chùa Phúc Kiến. Du khách tới chùa lễ bái có thể thắp hương để cầu chúc sức khỏe và tài lộc cho gia đình và người thân. Điểm đặc biệt là các vòng hương ở đây rất lớn, sẽ cháy cả tháng, mỗi vòng hương có mảnh giấy ghi những điều ước nguyện của bạn, sau khi vòng hương cháy hết, người trong Hội quán sẽ đốt đi những mảnh giấy nhưng là cách để điều ước sẽ thành sự thật.
Chùa thờ các vị thần phật sau:
Thiên hậu Thánh Mẫu : Điện thờ chính chùa phúc kiến thờ Thiên hậu Thánh Mẫu, đây là được xem là vị thần của người Hoa, hay cứu giúp những người gặp nạn trên biển. Người Hoa thường sẽ lập đền thờ bà Thiên Hậu Thánh Mẫu mỗi khi về vùng đất mới để tạ ơn bà, mong bà tiếp tục phù trợ và che chở. Lâu dần tục thờ bà Thiên Hậu Thánh Mẫu cũng đã thấm dần vào đời sống tinh thần và tín ngưỡng của người dân Việt. Vì vậy, chùa phúc kiến hội an ngày nay, không chỉ là nơi lễ bái của riêng người gốc Hoa mà còn của người dân địa phương hội an nói chung.
Quan thế âm bồ tát : Được đặt tượng thờ trong hầu hết các ngôi chùa ở Quảng nam, đà nẵng, chùa phúc kiến cũng vậy. Vì thế nhiều người dân địa phương cũng như du khách tới chùa để lễ bái, giúp đem đến nguồn năng lượng lạc quan, tích cực cầu mong sức khỏe tinh thần và sức khỏe thể xác sẽ được cải thiện tốt hơn.
Thần tài : Chùa phúc kiến hội an hay hội quán phúc kiến cũng là nơi để những người buôn bán gốc Hoa trước kia tới cầu mong tài lộc.
Ngoài ra chùa phúc kiến cũng thờ 12 bà mụ và 3 Bà Chúa Sanh Thai, có thể nói nơi đây có ý nghĩa tâm linh quan trọng với cộng đồng người Hoa khi xưa. Trải qua vài trăm năm tín ngưỡng đó cũng dần lan tỏa tới đông đảo người dân địa phương như hiện nay.
Từ năm 1690 chùa phúc kiến hiện nay đã dần được hình thành bởi những người gốc hoa từ phúc kiến tới.
- Tiền thân chùa phúc kiến là đền thờ nhỏ thờ pho tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu. Đó là vị thần rất được người Hoa đặc biệt là người phúc kiến sùng bái, họ tin rằng Thiên Hậu Thánh Mẫu sẽ giúp người đi biển được bình an.
- Trước đây chùa được xây bằng gỗ, sau này cộng đồng người Hoa phát triển, vì thế ngôi chùa cũng dần được mở rộng, và xây lại bằng gạch, mái ngói. Không chỉ là nơi thờ cúng mà còn là nơi hội họp đồng hương người Hoa.
- Trải qua nhiều lần trung tù chùa phúc kiến đã thờ thêm các vị thần thánh Quan Thế Âm Bồ Tát, Thần Tài, 12 bà mụ và 3 Bà Chúa Sanh Thai. Ngôi chùa cũng được xây dựng khang trang, đẹp hơn, các nét trạm trổ tinh xảo, theo phong cách Trung Hoa.
- Ngày 17 tháng 2 năm 1990, chùa Phúc Kiến đã được cấp bằng di tích lịch sử – văn hoá quốc gia.
- Hàng năm, vào các ngày Nguyên Tiêu (15 tháng Giêng âm lịch), Vía Lục Tánh (16 tháng 2 âm lịch), vía Thiên Hậu (23 tháng 3 âm lịch) … tại hội quán Phúc Kiến diễn ra nhiều hoạt động lễ hội thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham gia.
Không chỉ là nơi lễ bái, cầu mong cuộc sống an yên, chùa phúc kiến còn hấp dẫn với du khách muốn tìm hiểu kiến trúc cổ hội an hoặc chụp hình với không gian đậm chất hoài cổ.
Toàn bộ nét trang trí chùa phúc kiến hội an đều được khảm bằng sành sứ, phía trên lợp ngói âm dương với mái cong vút. Trên nóc có tích lưỡng long chầu bình hồ lô, bình này là nơi hội tụ sinh khí của đất trời. Ở giữa cổng tam quan ngoài 4 chữ hán “Hội Quán Phúc Kiến” còn có thêm 3 chữ “Kim Sơn Tự” (trước kia hội quán còn có tên là Kim Sơn Tự). Hai vòng tròn hai bên thờ ông Nhật và bà Nguyệt, tượng trưng cho sự hài hòa âm dương trong vũ trụ. Cổng có ba lối đi chính tượng trưng cho Thiên, Địa và Nhân.
>> Hãy cùng khám phá Ký Ức Hội An <<
Giám Giá Ngay Khi Mua Vé qua Hotline :
-- 0904570789 ---
Công viên văn hoá chủ đề Ấn Tượng Hội An
200 Nguyễn Tri Phuơng rẽ trái, P.Cẩm Nam, TP.Hội An
web: antuonghoian.com.vn